Lịch sử hình thành tộc Nguyễn Viết, Làng La Thọ

Loading

“Cây có cội, nước có nguồn”, con người phải có Tổ có Tông. Nhà có phả cũng như nước có sử, con người hiếu hạnh phải hiểu được công ơn các đời tiên tổ, phải hiểu được vì ai mà có mình. Xem gia phả để biết gốc tích thủy tổ, biết các thế hệ tiên tổ, biết quan hệ trên dưới, thân sơ trong họ, biết năm sinh, ngày mất, ngày giỗ, mồ mả tiên nhân…

Để bày tỏ tấm lòng tri ân đến các bậc tiền nhân, với trách nhiệm tiếp nối sự nghiệp của ông cha, kết nối từ nguồn cuốn Gia phả gốc viết bằng chữ Hán Nôm, Tông đồ bằng vải lụa trắng của Tộc Nguyễn Viết đã lập đầu tiên vào năm 1884, điều chỉnh bổ sung dịch ra chữ quốc ngữ năm 1955 và đến nay sau hơn 16 năm (1997-2014) chúng tôi tiếp tục dày công nghiên cứu, thu thập thông tin, bổ sung và hoàn thiện cuốn Gia phả và tông đồ (cây gia phả) để con cháu trong tộc tìm hiểu về lịch sử gia tộc và làm cơ sở để viết tiếp sau này.

Theo gia phả (chữ Hán Nôm) của giòng họ Tộc Nguyễn Viết do tự tôn đời thứ 7 là ông Nguyễn Viết Thông lập vào tháng 4/1884 (Triều vua Kiến Phúc) tại xã La Thọ, Tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn để lại thì Tộc Nguyễn Viết khởi nguồn từ Thuỷ Tổ Nguyễn Văn Lại (Theo tài liệu của E.F.E.O ngày 22/5/1944 tại Viện Hán Nôm – Hà Nội về Thất Tộc Tiền hiền ở làng Nông Sơn – thì Tộc Nguyễn Văn ngài Đức Thuỷ tổ xưa kia “Cư Bắc địa tùng vương di Nam kiến nghiệp” nghĩa là từ đất Bắc theo lệnh của nhà vua vào Nam khai cơ lập nghiệp), đến đời thứ 5 thì đổi sang Nguyễn Viết. Năm 1934 (Triều vua Bảo Đại) hậu duệ huyền tôn đời thứ 9 là Nguyễn Viết Tích con ông Nguyễn Viết Tịnh, cháu nội của ông Nguyễn Viết Búa tiếp tục tu chỉnh.

Ngày 29/8/1888 (năm thứ ba Triều Vua Đồng Khánh) do các ông Nguyễn Viết Đãi, Nguyễn Viết Thung (tự Văn), Nguyễn Viết Điều, Nguyễn Viết Tịnh chủ trì cùng bà con trong tộc như Nguyễn Viết Cu, Nguyễn Viết Thông, Nguyễn Viết Ám, Nguyễn Viết Văn, Nguyễn Viết Bình, Nguyễn Viết Sính, Nguyễn Viết Niêu (tự Long), Nguyễn Viết Trân, Nguyễn Viết Quang, Nguyễn Viết Tài đóng góp tiền và ngày công xây dựng Nhà thờ Tộc Nguyễn Viết đầu tiên tại xã La Thọ (La Thọ Nam) với tổng số tiền trên 360 quan và ông Nguyễn Viết Thung cung phụng bảo trì từ đường một tòa (trích dẫn từ bài dịch Hán văn quyển gốc thứ chi phổ lục của Nguyễn Viết Tộc).

Rồi sau đó đất nước bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, Tộc Nguyễn Viết cũng như bao tộc họ khác trong Làng La Thọ, xã Điện An cũ (nay là xã Điện Hòa) bị lâm vào cảnh đói nghèo, lầm than, không nhà cửa, ruộng vườn, bà con chạy giặc ly tán, kiếm sống khắp nơi…nhưng điều đáng mừng là gia phả Nguyễn Viết vẫn lưu giữ cẩn thận và tiếp tục phát dẫn cho đến năm 1975.

Sau khi đất nước được hoà bình thống nhất, bà con trong thân tộc lần lượt trở về làng cũ, bắt tay vào khai hoang vỡ hoá, tháo gỡ bom mìn, trồng cây, cấy lúa, từng bước khôi phục lại ruộng vườn, nhà cửa và từ đó việc chấn chỉnh nề nếp tông môn, phục hồi tinh thần gia tộc, tái lập từ đường, thờ cúng Tổ tiên, biên lại gia phả, tộc phả, ghi lại ngày giỗ các bậc tiền nhân, di dời, tôn tạo mộ phần, thông tin liên lạc kết nối họ hàng gần xa, tiếp tục phát huy, giữ gìn truyền thống giống nòi, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá đặc sắc của dân tộc.

Năm 1976, các bác, các chú Nguyễn Viết Em, Nguyễn Viết Hân, Nguyễn Viết Cự (Kịch), Nguyễn Viết Thơm (Hoằng), Nguyễn Viết Ngộ, Nguyễn Viết Lưu (Hương Phong), Nguyễn Viết Ngân, Nguyễn Viết Thường, Nguyễn Viết Tẩu, Nguyễn Viết Chiều, Nguyễn Viết Ký, Nguyễn Viết Nha… chủ trì nhóm họp, cùng bà con trong thân tộc tiếp tục kêu gọi, vận động bà con đóng góp tiền của, công sức, vận chuyển gạch cũ từ nhà thờ cũ bên La Thọ Nam về xây dựng nhà thờ Tộc tại Xóm phái Tư trên thôn La Thọ; di dời phần mộ từ La Thọ Nam về cải táng tại xứ ông Đức, Nỗng An Thới, thôn Bích Bắc, xã Điện Hòa hiện nay.

Sau gần 40 năm (1976-2014), trải qua nhiều thế kỷ với những biến cố đổi thay của đất nước, nhưng Tộc Nguyễn Viết vẫn luôn được củng cố, xây dựng và phát triển; đời sống của những người trong thân tộc được cải thiện phần nào và được ấm no hơn. Tuy còn một số gia đình còn có khó khăn nhất định; song với lòng thành kính với Tổ tiên đã đoàn kết một lòng, chung tay góp sức cùng với sự quyết tâm của những người có tâm huyết nhiệt tình như các chú, các anh Nguyễn Viết Năm, Nguyễn Viết Sáu, Nguyễn Viết Nghê (sáu Nghê), Nguyễn Viết Mùi (Mùi Nhâm), Nguyễn Viết Lợi, Nguyễn Viết Dự, Nguyễn Thanh Đông (bốn Đông), Nguyễn Viết Ký (tám Ký), Nguyễn Viết Phong (ba Phong), Nguyễn Viết Lịch, Nguyễn Viết Nha (bốn Nha), Nguyễn Viết Vinh, Nguyễn Viết Ba, Nguyễn Viết Lâm, Nguyễn Viết Cam, Nguyễn Viết Chiến, Nguyễn Viết Lợi, Nguyễn Viết Dự (La Thọ), Nguyễn Viết Dự (Hòa Khương), Nguyễn Viết Cữu cùng nhiều cô, chú, bác, anh, chị em trong tộc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần xây dựng và phát triển Tộc Nguyễn Viết có được như ngày hôm nay.

Tộc họ Nguyễn Viết không chỉ khép mình nêu cao tinh thần gia tộc, mà trong hoạt động xã hội Tộc Nguyễn Viết cũng đã đóng góp nhiều công lao cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; nhiều con trai của tộc Nguyễn Viết đã tham gia cách mạng và đã hy sinh anh dũng làm rạng danh cho quê hương đất nước, được nhà nước công nhận là Liệt sĩ, nhiều con dâu trong tộc được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; tiếp nối truyền thống cha anh, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, nhiều con trai, con gái là con, cháu nội, cháu ngoại, dâu, rể trong tộc đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động và chiến đấu, đã thu được những thành tựu to lớn, trở thành những doanh nhân giàu có, những cán bộ chủ chốt trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, là những giảng viên gương mẫu, nhiều con, cháu được công nhận con ngoan trò giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ…

Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là sự khởi đầu, để Tộc Nguyễn Viết ngày càng phát triển thịnh vượng hơn nữa, thì con cháu trong thân tộc cần phải càng gắn bó, đùm bọc lẫn nhau hơn và cùng chia sẻ những khó khăn trên tinh thần “Lá lành đùm lá rách”; Tổ chức tổ, nhóm khuyến học động viên con cháu học giỏi, tiếp tục phát dẫn biên soạn gia phả, gia lễ, tộc ước, giáo dục luân lý, đạo đức, kỷ cương xã hội, xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá …và phải luôn là tấm gương sáng để con cháu đời sau noi theo, tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả mà ông cha mình đã đạt được hôm nay.

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các chú: Nguyễn Viết Năm, Nguyễn Viết Nghê, Nguyễn Viết Phong (ba Phong), Nguyễn Viết Ký (tám Ký), các anh Nguyễn Viết Ba, Nguyễn Viết Dự (La Thọ), Nguyễn Viết Chiến đã cung cấp, bổ sung nhiều thông tin chi tiết; Đặc biệt là sự hỗ trợ kinh phí của chú Nguyễn Viết Chiến để hoàn thành cuốn Gia phả tái biên này.Trân trọng cảm ơn./.

La Thọ, ngày 15/03/2014
Nguyễn Viết Cam (Đời thứ 11)
Email: nhannv36@gmail.com
Điện thoại: 0905.209222

Lê Hồng Sơn

2 bình luận trong “Lịch sử hình thành tộc Nguyễn Viết, Làng La Thọ

  1. Nguyễn Văn Nam( họ Nguyễn Viết xóm Đông Sơn ,xã hùng tiến, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Xin cảm ơn tác giả đã viết lên cuốn Gia phả này.
    #nguyenvannam
    https ://www.google.com
    🌐https ://hosocongty.vn
    🌎website ://nghean-congtydoanhbghiep.com.vn/
    🏦0985271128
    📱0763071633
    💻0382434066
    🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳

  2. Theo Gia phả Nguyên Viêt tại Quê Phong, Quê Sơn, Quảng Nam. Nguôn Gôc Nguên Viêt của tôi đang tìm hiêủ có gôc Nghê An, cụ thủy Tô Nguyên Viêt Công vqo sau đó dân cha vào sau không biêt tên Cụ này nhưng chỉ biêt tại Nghê An Cụ là đơì thư 09 tưc Cụ Nguyên Viêt Công sẽ là đơì thư 10, đên nay con cháu chúng tôi đã tơí đơì thư 19. Xin tìm hiêủ… Cho tôi xin thông tin 0913442011

Trả lời Nguyên Viêt đat Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *