Vùng đất và con người Điện Bàn (Bài 11)
2.Mục tiêu tổng quát đến năm 2015:
Mục tiêu tổng quát mà báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của huyện đã đề ra: “Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp- dịch vụ; đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiêp, nông thôn; tiếp tục xây dựng hòan thành huyện công nghiệp, đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hóa gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới. tăng trưởng kinh tế gắn liền với chăm o phát triển tòan diện văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân.Giữ vững ổn định chính trị,tăng cường khả năng quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; mở rộng và phát huy dân chủ, nâng cao vai trò, hiệu qủa hoạt động của Mặt trận, đòan thể; phát huy sức mạnh đại đòan kết tòan dân; tạo lập đồng bộ các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộ để xây dựng Điện Bàn thành thị xã vào năm 2015”. Nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong thời kỳ này là tập trung sớm hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng chung tòan huyện nhằm triển khai, đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng hạ tầng từ nay đến năm 2015; đẩy mạnh thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch bổ sung tổng thể thị trấn Vĩnh Điện, quy hoạch các thị tứ, trung tâm các xã, quy họach làng nghề xã Điện Phương và các khu quy hoạch thương mại dịch vụ. Quy hoạch kinh tế – xã hội phải gắn chặt với quy hoạch phát triển vùng của tỉnh, khu vực miền Trung, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước, với việc đảm bảo quốc phòng và an ninh. Thực hiện công bố kịp thời, công khai; đồng thời tăng cường quản lý các khu quy hoạch; quá trình triển khai thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch đã được xác định nhằm bảo đảm định hướng phát triển lâu dài của huyện.
Định hướng cơ bản trong thời gian đến tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, coi nông nghiệp là tiền đề cũng là điều kiện để phát triển Công nghiệp, thương mại và dịch vụ; giai đoạn này nông nghiệp vẫn là nền tảng, giai đoạn tiếp theo nông nghiệp vẫn lấy tăng trưởng giá trị làm mục tiêu phấn đấu, tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nguyên liệu và thực phẩm tạo. Đẩy mạnh thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trên quy mô toàn huyện, chuyển mạnh đất trồng lúa sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng, nuôi cá, trồng cây thực hẩm, rau sạch, hoa kiểng, đẩy mạnh chương trình thuỷ lợi hoá đất màu và kiên cố hoá kênh mương… tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đầu tư để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; đẩy mạnh việc ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh nông – ngư nghiệp theo quy hoạch trên địa bàn huyện. Đặc biệt, chú ý đến công tác xây dựng đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường từ huyện đến xã.
Bên cạnh việc thực hiện các chương trình nông nghiệp, cần tập trung đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp – TTCN địa phương và các làng nghề truyền thống. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm CN huyện quản lý. Đẩy mạnh công tác quảng bá, thu hút đầu tư vào các cụm CN trọng điểm Thương Tín 1, Trảng Nhật 1 và 2…; thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các loại hình sản xuất không gây ô nhiễm, phù hợp với tiềm năng về mặt bằng, lao động và nguồn nguyên liệu của các địa phương; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, gia công cho các cơ sở trong khu CN, cụm CN.
Các cụm CN nhỏ tại các địa phương đã được tỉnh phê duyệt mạng lưới cần xem xét bố trí mở mang theo hướng kết hợp TTCN với thương mại – dịch vụ và chỉ bố trí công nghiệp chế biến và công nghiệp sạch, nhưng phải được sự chỉ đạo chặt chẻ của UBND huyện. Chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới; chọn lọc bố trí sản xuất gắn với việc bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch. Khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành nghề, xây dựng thương hiệu và tổ chức quảng bá làng nghề, ngành hàng, sản phẩm truyền thống.
Bên cạnh đó, Điện Bàn còn là vùng du lịch giàu tài nguyên và nhiều hứa hẹn trong tương lai. Trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng tâm điểm tam giác di sản văn hoá thế giới – đô thị: Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng để định hướng cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế chung và đề án phát triển du lịch của huyện đến năm 2015, trong đó chú ý khai thác các chương trình du lịch sinh thái biển, đồi – rừng, sông nước, các làng nghề truyền thống gắn với văn hóa ẩm thực, văn hoá lịch sử – cách mạng, đảm bảo du lịch trở thành ngành mũi nhọn của địa phương trong tương lai gần cần ưu tiên đầu tư và khai thác.
(Còn tiếp…)